Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

CÁCH NẤU MÓN GIẢ CẦY NGON ĐÚNG VỊ

Không dấu gì các bạn, giả cầy là một trong những món khoái khẩu của cả nhà mình (trong đó mình và ox là hai fan ruột). Có rất nhiều cách, công thức nấu giả cầy cũng như nhiều người biết nấu giả cầy. Nhưng để có thể khơi dậy được hương vị đặc trưng và độ “quyễn rũ” của món ăn tuyệt vời này thì không phải ai cũng biết.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Cách nấu canh cá với mẻ

Cách nấu canh cá với mẻ dưới đây sẽ cho bạn có một món canh cực kỳ hấp dẫn thơm ngon, thanh mát tuyệt vời và cực kỳ bổ dưỡng. Cuối tuần rồi, bạn có thể làm món này để đãi cả nhà.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

BÍ QUYẾT NẤU ĂN QUA CA DAO

Nấu ăn là công việc thường nhật của mỗi gia đình và là công việc quen thuộc của tất thảy chị em và mọi người. Việc nấu ăn từ xa xưa đến nay được con người nhìn nhận một cách toàn diện: không chỉ là việc làm vất vả khó nhọc mà còn là niềm vui, niềm hạnh phúc, là cả một sự sáng tạo.

CÁCH LÀM RUỐC THỊT BẰNG MÁY SINH TỐ

Nếu bạn băn khoăn về chất lượng và an toàn vệ sinh khi mua ruốc (chà bông) ở chợ vậy thì hãy tự tay làm ruốc thịt cho gia đình mình. Hãy quên vụ giã, đánh tơi bằng tay nhé, làm như vậy đảm bảo bạn sợ món này luôn không bao giờ dám làm lại lần thứ hai vì mỏi tay mà mất công lắm. Mình dùng máy sinh tố, đảm bảo các tiêu chuẩn nhanh gọn- ngon - đẹp - tiết kiệm- an toàn. Cùng làm nào!

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Nhật ký trồng rau

Chuẩn bị đất, giống, phân bón rồi hì hục trồng, tưới, và cả ngắm... mỗi ngày nữa. cuối cùng chúng lớn. Ngắm thôi đã thấy thích, thưởng thức càng tuyệt vời hơn.
Đây là em của ngày hôm qua
Và đây là em của ngày hôm nay kaka


Và đây là các bạn của em ấy, nhân tiện khoe luôn



Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Trồng rau mau lớn ko dùng thuốc

Tiếp về cách trồng rau nhanh lớn không dùng thuốc. Xin cập nhật két quả sau 10 ngày đây ạ. Hôm nay rau đã xanh va lớn hơn nhiu. Mong bạn ăy sớm ra củ

Em cải thảo dưới này thì phổng lắm rùi nè



Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

cách trồng và chăm sóc đu đủ

Sau khi trồng được mấy cây đu đủ và đợi đến ngày có trái, cảm giác thật tuyệt. Được ăn trái đu đủ ngon tuyệt và hoàn toàn yên tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm là cảm giác rất vui và phấn khích. 

cách phân biệt đu đủ đực và đu đủ cái, đu đủ lưỡng tính

Sau thời gian bỏ công chăm sóc, cuối cùng cây đu đủ cũng ra hoa, lúc đó chúng ta mới phát hiện ra là cây đu đủ đực thì thật là tệ phải ko? Tuy hoa đu đủ đực cũng có nhiều công dụng, nhưng coi như mục tiêu “trồng cây đợi ngày hái quả” của chúng ta coi như phá sản

          Vậy chúng ta phải phân biệt cây đu đủ đực và đ đủ cái như thế nào để khỏi lâm vào hoàn cảnh trên. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chọn đu đủ

Đu đủ là loại cây ăn trái dễ trồng, mau cho trái và có hiệu quả kinh tế cao. Đu đủ nhân giống chủ yếu bằng hạt vì nhanh, rẻ và tiện lợi. Tuy nhiên, lấy hạt từ một cây đu đủ mẹ đem gieo thì được 3 nhóm cây: cây đực, cây cái và cây lưỡng tính. Cây lưỡng tính có các đặc tính mong muốn về sản lượng, chất lượng như trái dài, cơm dày; ngược lại cây cái cho dạng trái tròn, cơm mỏng, hột nhiều, năng suất thấp. Vì thế để có một vườn đu đủ trái dài, năng suất cao đòi hỏi người trồng đu đủ phải quan tâm chăm sóc ngay từ khi gieo hạt, quan trọng nhất là khâu chọn cây con.


Đu đủ thường có ít nhất 3 loại hoa:

- Cây cái: là cây thường cho ra hoa cái, hoa cái chỉ có bầu noãn màu trắng và trên có nướm chia thành 3 chia, không có các bao phấn đực màu vàng bao chung quanh nướm. Cây cái sẽ cho trái tròn.

- Cây lưỡng tính: là cây thường cho hoa có cả bộ phận đực và cái trên cùng một hoa nên gọi là hoa lưỡng tính, hoa cũng có một bầu noãn màu trắng và chung quanh được bao bọc bằng các bao phấn nhụy đực màu vàng, cây lưỡng tính sẽ cho trái dài.

- Cây đực: là cây thường cho toàn hoa đực, hoa không có bầu noãn, cọng hoa rất dài, không cho trái nhưng thỉnh thoảng cũng cho một vài trái rất nhỏ do hiện tượng trinh sinh quả, thường không hiệu quả trong sản xuất.

Để trồng đu đủ có trái dài, nên chú ý thực hiện các bước như sau:

- Khi gieo hạt, chọn những hạt to, nặng và chìm khi thả trong nước để có cây con tốt, sau đó đưa cây con ra bầu để dưỡng thêm một thời gian, đem trồng mỗi mô hai bầu. Sau khi trồng 2,5-3 tháng (tùy theo mùa) thì cây ra hoa. Bóc những hoa đầu tiên ra xem, nếu hoa chỉ có duy nhất một bầu noãn thì đó là cây cái sau này sẽ cho trái tròn, năng suất thấp là vì cần phải có sự thụ tinh chéo (lấy phấn đực từ phấn hoa của các cây khác) nên khó đậu trái, trái nào đậu được thì to, tròn, nhiều hạt, cơm mỏng. Số còn lại bầu noãn phát triển thành trái theo lối trinh quả sinh, tức là bầu noãn phát triển thành trái không cần thụ phấn của các hoa khác, trái thường nhỏ, do đó năng suất cây cái rất thấp so với cây lưỡng tính.

- Quan sát hoa đầu tiên thấy hoa có bầu noãn được bao bọc bởi các túi phấn hoa đực màu vàng thì đó là cây lưỡng tính, sau này sẽ cho trái dài. Cây lưỡng tính rất dễ đậu trái, năng suất cao. Trên một mô, nên chọn để lại cây lưỡng tính, nếu mô nào không có cây lưỡng tính thì nên tìm cây lưỡng tính ở những mô khác thế vào.

- Nếu thực hiện được các bước trên một cách tỉ mỉ thì sẽ chọn được từ 98%-100% cây trái dài. Chú ý: khảo sát hoa sớm để kịp thời loại bỏ cây cái và cây đực, tránh cạnh tranh dinh dưỡng

* Bón phân:

Cây đu đủ đời sống ngắn, sản lượng cao, ra hoa, trái quanh năm vì vậy đòi hỏi về phân rất lớn. Sử dụng lượng phân như sau (bón cho 1cây/năm): phân chuồng: 3-5 kg, phân urê: 200-300 gr, Super lân: 500-600 gr, KCl: 200-300 gr. Đu đủ chín quanh năm nên phân bón chia làm nhiều đợt bón khoảng 3-4 lần. Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali. Bón đủ kali sẽ làm tăng chất lượng, đu đủ ngọt, giòn. Rễ đu đủ ăn nông, rất sợ bị chạm rễ, khi bón phân tốt nhất là rắc phân lên mặt đất, sau đó phủ rác, đất vụn lên trên (bùn phơi khô càng tốt).

* Tưới nước:

Mặc dù nhu cầu nước của đu đủ rất cao nhất là giai đoạn ra hoa, đậu trái nhưng đu đủ rất mẫn cảm với sự úng nước. Vì thế, khi tưới nước không nên tưới quá đẫm, cây bị úng, rễ bị thối đưa đến chết cây. Tủ gốc là một công việc rất quan trọng vừa để giữ ẩm vừa hạn chế cỏ dại. Khi cây đu đủ đã lớn khoảng 6 tháng tuổi trở lên, không nên cuốc xới sẽ dễ làm đứt rễ.

* Phòng trừ sâu bệnh:

Một số sâu bệnh phổ biến trên đu đủ như giai đoạn cây con thường bị bệnh thối rễ; giai đoạn cây lớn nhiễm bệnh virus đốm vòng, bệnh thán thư trái, nhện đỏ, rầy mềm, rệp sáp… phải thăm vườn thường xuyên, phát hiện sớm sâu bệnh, phòng trừ kịp thời.



Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Cách trồng rau không bị chết


Tình hình là khi đã vất vả trồng rau, tưới rau, bón phân.. vậy mà có khi chúng vẫn ưỡn ẹo, đỏng đảnh, chết không thương tiếc công mình. Sau đây là cách trị bệnh nè…
Cây con trước khi nhổ phải được tưới ẩm cây và đất, mục đích để cây mát mẻ, không bị mất nước, dễ nhổ cây với nhiều rễ nhất.
Mình mách bạn một cách nhổ cây rất tuyệt, có thể giữ gần như nguyên vẹn bộ rễ. đó là dùng một cái dao, hay cái bay (dùng trong xây dựng ấy)… nấn sâu xuống đất gần chỗ cây con rồi nhẹ nhàng đẩy chiếc bay lên cho cả đất và cây bung lên. Làm cách này là để tạo cho đất và cây mất đi sự liên kết, cây dễ nhổ và như mình nói rùi đấy, rễ cây gần như được bảo toàn khoảng 90%.
cách trồng rau không chết: tách rau con thế này là an toàn nè

trồng cây lúc nào: nên trồng lúc chiều mát, để cây có 1 đêm dài thoải mái mọc rễ con, tránh trồng sáng và trưa nắng nhé.
Trồng lúa đất ẩm (không ướt đẫm nhé. Ướt đẫm rất khó trồng), trồng hết toàn bộ rễ cây xuống đất ẩm (chỉ phần rể thôi nhé), không được chôn từ phần cuống rễ trở lên, chôn sâu cây sẽ bị thối cuống và thối cả cây.

          Sau khi cây mới trồng cần tưới cho thật ẩm, thật đẫm nước.
Tưới thế nào cho đúng: tưới phun sương thôi, tránh lay động rễ cây, rễ cây giai đoạn này mới nhú ra tựa lông tơ vậy, đừng làm lay động cây mà đứt rễ.
 Nếu trồng ở vườn lớn: dùng vòi hoa sen phun lên cao cho nước tơi ra dạng sương trước khi chạm vào cây; còn trồng vườn nhỏ thì dùng bình phun phun ướt cả lá lẫn đất.
3 ngày đầu quá trình dưỡng cây thế này:
- Sáng tưới phun sương cho mát lá và ướt đất trước 8h, rồi lấy lưới đen phủ kín sáng cỡ 70%, để vậy tới chiều sau 5h đi làm về lại tưới phun sương, tối nếu trời không mưa (tránh mưa làm lay động đức rễ cây) thì tháo lưới để cây hít sương trời. Sáng hôm sau lại lập lại chu kỳ đó từ 3-5 ngày là ok.
Nếu vườn cây của bạn ít nắng thì khỏi cần che đậy, cứ tưới nước ngày 2 lần sáng và tối. Tuy mấy ngày đầu câ hơi héo, nhưng chỉ sau khoảng  ngày là ổn. Đừng tưới lúc trưa, cây sẽ quen dần với nắng. Sau khoảng 7 đến 10 ngày mình đã có thể bón phân để cây xơi được rồi đấy.


Chúc bạn thành công.
Đây là các hắn sau 10 ngay
Rau cải thảo lớn nhanh như thổi luôn mà ko hề phải bón phân hay dung thuốc đâu nghe

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

CÁCH LÀM MẺ CHUA

Mẻ hay cơm mẻ là một gia vị truyền thống, có xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam
Từ mẻ cái trên, mình đã làm ra hũ mẻ đặc và wonderful thế này đây

Mẻ có vị chua dịu và thơm đặc trưng, thường được làm từ cơm nguội, cháo hoặc búnCơm mẻ bổ dưỡng, giàu đạm, vitamin... không chỉ tương trợ cho một số món ăn trở nên thơm ngon, đặc biệt, mà còn có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe con người. Khi đứng cạnh những loại gia vị có vị chua khác, mẻ luôn khẳng định được giá trị khác biệt của nó, không thể bị nhầm lẫn vày thay thế.  
Gây mẻ không cần nhiều công đoạn nhưng đòi hỏi người làm phải có tính cẩn thận và kiên nhẫn. Mẻ thường được nuôi trong các lọ thủy tinh hay hũ sành, sứ, vừa đảm bảo sạch sẽ vừa thẩm mỹ. Tuy nhiên, lọ thủy tinh được ưa chuộng hơn do dễ dàng kiểm tra mẻ bằng mắt thường. Nếu chọn hũ sành, sứ thì phải múc lên mỗi lần kiểm tra, dễ khiến mẻ nhiễm khuẩn, bị hư, mốc và không bảo quản được lâu.
Có rất nhiều cách để gây một hũ mẻ và nuôi hũ mẻ làm gia vị lâu dài, nếu không bỏ đói con mẻ và biết cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh thật tốt. 
Cách đơn giản nhất là gây mẻ từ mẻ cái. Với cách này, bạn lấy một ít mẻ cái đã ngấu, cho vào đó 1 lượng cháo trắng/cơm trắng/bún vừa đủ (nhiều nhất là 1:1= 1mẻ:1cơm). Nhớ là cơm, bún hay cháo đều phải nguội hoặc còn hơi ấm ấm. Trộn đều mẻ cái và nguyên liệu, đựng hỗn hợp trong một hũ sạch và đậy lại (ko nên đậy kín), để vào nơi có nhiệt độ vừa phải. Mình thường đậy bằng một chiếc khăn sữa (bằng vải màn) sạch, khô. Trong khoảng trên dưới một tuần tùy điều kiện thời tiết, cơm sẽ nát từ từ và chua cho tới khi phân hủy hoàn toàn. Khi thấy cơm có màu trắng, có thể hơi đục và mùi chua dịu nhẹ, tức mẻ đã ngấu, chúng ta có thể đem ra sử dụng. 
Cách khác là làm mẻ từ ban đầu. Có thể làm theo cách nấu cơm, cho nước nhiều hơn một chút, lúc nước cơm sôi lên thì chắt lấy bát nước cơm để riêng cho nguội. Lại đợi cơm chín tới, múc một bát vừa đủ cho cái hũ và để nguội. Sau đó cho nước cơm vào hũ sao cho lượng nước sâm sấp mặt cơm, đậy kín nắp và bọc kín hũ để tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Đặt hũ vào nơi kín gió, đủ ấm cho lên men nhanh hơn và chỉ sau một hai tuần nguyên liệu trong hũ sẽ chuyển hóa thành cơm mẻ.
Cơm mẻ thành công là loại cơm có vị chua thanh mát, cơm mềm, nát, không nấm mốc, không có dòi, có mùi vị thơm chua đặc trưng, hơi phảng phất mùi như bỗng rượu. Thường thì mọi người hay thấy có con mẻ trong hũ và khẳng định nó là một thành phần của mẻ. Nhưng thực sự thì mẻ nhà mình làm không bao giờ có con này. 
Kinh nghiệm của mình cho thấy, mẻ để quá lâu mà không cho thêm cơm, mẻ không đậy kín thì thường có con này. Vì vậy, khi đã có mẻ thành phẩm, bạn nên đậy hũ thật kín, để ở nơi sạch sẽ và thường xuyên cho thêm cơm nguội hay cháo vào hũ mẻ để quá trình lên men được liên tục.
 Chúc bạn thành công.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

CÁCH LÀM SẠCH TỦ LẠNH ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ


Đồ ăn uống cần bảo quản vào tủ lạnh? Không có “quy hoạch, chia lô” cho thức ăn trong tủ, một năm dọn tủ lạnh 1-2 lần, nghĩ tủ lạnh là một môi trường diệt khuẩn … Nếu có một trong các điều trên, rất có thể tủ lạnh nhà bạn đang trở thành ổ vi khuẩn gây hại cho cả gia đình đó.
Nên nhớ tủ lạnh không có khả năng diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng trì hoãn sự tăng trưởng của vi khuẩn mà thôi. Nếu không được chú ý vệ sinh sạch sẽ, chúng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hôm nay, mình xin chia sẻ cách loại bỏ hết vi khuẩn đáng ghét trong tủ lạnh, để mỗi chiếc tủ lạnh điều là “góc nhỏ yêu thương và an toàn”.

CÁCH LOẠI BỎ HOÀN TOÀN NƯỚC RỬA CHÉN TRÊN BÁT ĐĨA


          Bạn cũng như mình đều biết nước tẩy rửa là cái không thể ăn, đúng không? Thường ngày chúng ta rửa bát, đĩa, dụng cụ nấu nướng… mình chắc chắn đôi khi chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn lượng chất tẩy rửa còn bám lại trên bề mặt đồ dùng…
Đôi khi bạn thấy mình đun một nồi nước lọc nhưng khi sôi lại thấy xuất hiện bọt, mình đã rửa sạch tay như khi thử tiếp súc với muối thì thấy tay vẫn còn nhớt… đó là dụng cụ và tay của ta chưa sạch 100% nước rửa chén sau khi rửa với nước. Phải làm sao đây nhỉ, mình có một cách rất hay và cực đơn giản. Cùng mình tẩy sạch 100% chúng trong tích tắc để bảo vệ sứa khỏe gia đình nhé.

Cách làm sạch lò nướng an toàn, tự nhiên, đơn giản

Lò nướng sau một thời gian sử dụng có bụi bẩn, dầu mỡ, mùi bám… vừa mất thẩm mỹ và quan trọng là ảnh hưởng ko nhỏ đến công cuộc nấu nướng của chúng ta. Dùng dung dịch tẩy rửa ư? Mình ko nghĩ là tốt vì đặc thù của lò nướng là nấu ở nhiệt độ cao, hóa chất tồn dư khi gặp nhiệt độ cao sẽ rất có hại cho sức khỏe. Hôm nay, bạn hãy cùng mình làm sạch chiếc lò thân yêu bằng cách hoàn toàn tự nhiên nhé!

Cách vệ sinh lò vi sóng cực dễ

Lò vi sóng tiện dụng, nhưng để giữ cho lò sạch bóng, thơm tho, không trở thành “ổ vi khuẩn” thì hãy làm theo các cách vệ sinh đơn giản sau nhé.

cách làm măng muối để được cả năm

 Hãy cùng mình "giữ mùa" cho măng bằng các cách làm măng muối đơn giản rất dễ dàng mà hiệu quả cực kỳ nhé!..

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

CÁCH LÀM GIÁ ĐỖ ĐƠN GIẢN - LÊN ĐỀU TĂM TẮP CHỈ VỚI 1 CHIẾC KHĂN


  Mình sẽ hướng dẫn thật chi tiết và kặn kẽ để nâng cao tỷ lệ thành công cho các bạn. Đơn giản trong khâu sản xuất, gọn nhẹ trong khâu thu dọn và thành phẩm cực chuẩn là những ưu điểm của cách làm này.

CÁCH LÀM MÓN THỊT KHO NƯỚC DỪA NGON MÊ LY


Hãy cùng làm món thịt kho nước dừa thanh ngọt, đậm đà, chuẩn vị, nhé các bạn, đảm bảo không làm bạn thất vọng...

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

VỀ BEPCUOITUAN

Chào mừng bạn và cảm ơn đã ghé thăm Bepcuoituan!
Đầu tiên, mình khẳng định mình không phải là đầu bếp chuyên nghiệp. Trước kia mình cũng chưa từng nghĩ có ngày mình sẽ quan tâm đến mấy khoản nấu nướng. Cho tới khi có gia đình, buộc phải vào bếp để thực hiện nhiệm vụ “nữ công gia chánh”. Nhưng rồi dần già, mình quen, rồi yêu bếp lúc nào cũng không hay. Cảm giác khi cả nhà hoan hỉ, mặt tươi rói mỗi khi có món ăn mới, ngon và cảm xúc khi nhận ra rằng mình cũng có thể tự tay làm ra những món ăn ngon như ngoài hàng là cảm xúc rất khó diễn tả. Mình thấy dùng từ hạnh phúc, vui hay gì gì đó… đều không diễn tả hết được.
Mình viết Blog này là để sẻ chia cảm giác vừa ngọt ngào, vừa hạnh phúc và hãnh diện… ấy đến mỗi người yêu nấu ăn. Bạn hãy tự mình trải nghiệm và cảm nhận. Nếu bạn nào đó thấy mình còn vụng về, không có năng khiếu nấu ăn thì cũng đừng lo lắng. Mình đã từng là người rất vụng về trong bếp, bây giờ chưa giỏi nhưng cũng gọi là ổn ổn để phục vụ ox và mấy honey siêu quậy rùi. Điều quan trọng nhất để thành công trong bếp, mình nghĩ chính là sự kiên trì và yêu thích, niềm mong mỏi được tự tay tạo ra những món ăn ngon cho bản thân, giao đình và bạn bè.

CÁCH LÀM NƯỚC CHẤM ĐƠN GIẢN


Muốn có một món ăn ngon, nước chấm đóng vai trò hết sức quan trọng, thậm chí đôi khi giữ vai trò quyết định. Sau nhiều lần bị nước chấm làm khó, mình đã rót ra một số kinh nghiệm trong việc làm nước chấm (tất nhiên là đã được ox và tụi bạn chấm điểm khá khá). Xin chia sẻ để mọi người tham khảo nhé.
1.     Nước mắm chấm các loại chả ram, bánh cuốn, bánh xèo
Thực ra có nhiều công thức nước chấm dành riêng cho từng loại thức ăn mà mình nói ở trên. Tuy nhiên qua thực tế, mình thấy các loại nước chấm ấy cũng tương tự nhau. Mình đã thực hành và thấy công thức sau là hài lòng nhất.
1 nước cốt chanh + 1 đường + 1/2 hoặc 1 mắm + 2 nước lọc (tỷ lệ 1:1:1:2). Có thể bớt chút nước cốt chanh và thay vào đó là thêm ít nước quất, nước chấm sẽ rất thơm.
Tỏi thái nhỏ + ớt bỏ hạt giã nhuyễn cho vào nước chấm đã pha. Thế lá nước chấm đã sẵn sàng.
Khi làm nước chấm mình có hai điều lưu ý với các bạn:
Thứ nhất: nên dùng chanh thay vì dùng dấm, vì chanh xuất phát từ tự nhiên, tốt hơn cho sức khỏe. Vị chua của chanh cũng thanh, không gắt như dùng giấm; hương chanh thì tuyệt vời rồi đúng không?