Sau khi trồng được mấy cây đu đủ và đợi đến ngày có trái, cảm giác thật tuyệt. Được ăn trái đu đủ ngon tuyệt và hoàn toàn yên tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm là cảm giác rất vui và phấn khích.
Cây đu đủ nhà mình tuy không đẹp lung linh như trên Internet, nhưng độ ngon của trái thì perfect! Đĩa đu đủ này là sản phẩm chính tay mình làm ra từ a-z nhé.
Thực ra trồng đu đủ không hề khó một tí tẹo nào. Rất dễ. Kỹ thuật tìm hiểu thì có vẻ dài, nhưng thực ra bạn chỉ cần trồng-tưới-đợi-theo dõi-ăn quả. Sau đây là một bài viết khá chi tiết, bạn nào làm theo được, đảm bảo cho năng xuất cao, bạn nào làm theo được 1/2 đảm bảo cũng cho năng xuất không tệ, và nếu có làm như mình, trồng- đợi- ăn, thì nhớ cũng phải chọn đất tốt, cây khỏe và đảm bảo đất có đủ dinh dưỡng nhé. sau đó bạn chỉ cần tưới nước cho nó là ok.
Cây đu đủ nhà mình tuy không đẹp lung linh như trên Internet, nhưng độ ngon của trái thì perfect! Đĩa đu đủ này là sản phẩm chính tay mình làm ra từ a-z nhé.
Thực ra trồng đu đủ không hề khó một tí tẹo nào. Rất dễ. Kỹ thuật tìm hiểu thì có vẻ dài, nhưng thực ra bạn chỉ cần trồng-tưới-đợi-theo dõi-ăn quả. Sau đây là một bài viết khá chi tiết, bạn nào làm theo được, đảm bảo cho năng xuất cao, bạn nào làm theo được 1/2 đảm bảo cũng cho năng xuất không tệ, và nếu có làm như mình, trồng- đợi- ăn, thì nhớ cũng phải chọn đất tốt, cây khỏe và đảm bảo đất có đủ dinh dưỡng nhé. sau đó bạn chỉ cần tưới nước cho nó là ok.
Hình ảnh thật 100%, ko photoshop, tuy trái ko đẹp mắt nhưng vẫn ngon mêly |
1. CHỌN GIỐNG :
Để
có thể nhiều cây cái, có thể áp dụng một trong các cách sau :
-
Tỉa các nhánh đu đủ non mọc ra từ cây đu đủ cái tốt đang cho quả, đem giâm cành
cây con để trồng.
-
Lấy cây đu đủ cái đã ra quả nhiều lần, bổ đôi theo chiều dọc cây, rồi đem giâm
(úp phía bề mặt cắt xuống)
trên luốn đất đã được chuẩn bị sẵn, tưới và tủ mún hay rơm rạ để giữ ẩm cho các mắt là trên thân dễ sinh chồi. Khi chồi đã mọc đều (chồi ra ở mỗi mắt là trên thân giâm), dùng dao sắt cắt mỗi chồi dính theo một đoạn thân rồi đem trồng hay giâm lại sau sẽ trồng.
trên luốn đất đã được chuẩn bị sẵn, tưới và tủ mún hay rơm rạ để giữ ẩm cho các mắt là trên thân dễ sinh chồi. Khi chồi đã mọc đều (chồi ra ở mỗi mắt là trên thân giâm), dùng dao sắt cắt mỗi chồi dính theo một đoạn thân rồi đem trồng hay giâm lại sau sẽ trồng.
-
Lấy những hạt đen ở giữa phần trái đu đủ khi ăn (nếu thấy vừa ý để làm giống)
thả vào nước, vớt những hạt nổi bỏ đi, chỉ dùng những hạt chìm làm giống. Những
hạt này có thể ngâm xâm xấp nước 1-2 ngày đêm trong chậu men , sau đó dãi sạch
chất keo, chất nhớt bám vào hạt, làm khô rồi đem gieo.Gieo hạt trên các luống
đất được chuẩn bị như đất vườn ươm rau giống. Hạt được gieo theo hốc, mỗi hốc
2-3 hạt, mỗi hốc cách nhau 5-10cm. Gieo xong tủ rơm rạ hay bổi bùn, thường
xuyên tưới đủ ẩm. Khi cây con đã mọc tưới ít dần. Khi cây con 4-5 là, chọn
những cây con thấp lùn, nhặt mắt, gốc to, ngọn nhỏ bứng giâm vào bầu. Đất bầu
ươm là hỗn hợp dất và phân chuồng hoai mục, tỉ lệ 1/1, cần ươm qua bầu mới đạt
tỉ lệ sống cao.
2. TRỒNG ĐÚNG KỸ THUẬT
Đu
đủ dễ tính có thể trồng trên đất có độ chưa thích hợp (ph 5-6) đất trồng đu đủ
phải thuận tiện cho việc tưới nước khi cần và thoát nước khi có mưa lớn. Hố
trồng có kích thước 40x40x40cm. Trộn đất với 5kg phân chuồng +0,1 kg lân+ 0,3kg
kali đổ vào hố vài ngày mới trồng cây
-
Cây trồng cách nhau 2m, hàng với hàng cách nhau 2,5m. Đặt bầu nông vừa phải,
trồng xong tưới nước tưới nước giữ ẩm, Khi cây cao 40-50cm ( 2,5-3 tháng tuổi)
phải vun gốc bón thuốc bằng phân tổng hợp NPK hay DAP, hay bón 100gam urea+300g
super lân +50g kali quanh gốc. Nếu trồng trên nướng trêng ruộng, trên đồi thì
xẻ rạch 2 bên hông cây rồi bón phân, sau đó tưới nước cho phân tan để cây hút
được chất dinh dưỡng. Khi cây đã ra hoa, trái thúc thêm một lần nữa. Đu đủ đã
ngoài một năm tuổi nên bón thúc vào 2 kỳ : mùa xuân và mùa thu. Điều quan trọng
là gốc đu đủ phải luôn sạch, được tủ gốc để giữ ẩm, thì đu đủ mới sai và to
trái, vỏ căng, mã đẹp.
3 . PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
Đu
đủ ít bị sâu tấn công mà thường bị bệnh, nhất là bệnh khảm vàng. Triệu chứng là
lá đu đủ (dd) bị xoăn, phiến lá biến dạng, mất diệp lục, trông lốm đốm vàng,
thường gặp ở những cây đu đủ trong vườm nhà gần những cây xoan đã lớn hay trồng
ở những nơi thiếu ánh sáng, có nơi nông dân gọi là 2 bệnh đốm lá. Tốc độ phát
triển của bệnh rất nhanh và lây lan rất mạnh vào mùa hè và mùa thu. Cây bị bệnh
thường còi cọc, chồi ngọn và chồi nách cũng vậy quả phát triển không đều và
chậm, khó chín trên cây, hay bị rụng non, vỏ dày và kém hấp dẫn.Virus gây bệnh
thường hoà vào dịch tế bào của cây, của lá, phá huỷ diệp lục trong đó. Hiện
chưa có thuốc đặc trị để trị bệnh này, biện pháp tổng hợp và khống chế bệnh này:
+Chọn
những cây giống tốt khoẻ đẹp
+Trồng
cây ở nơi đủ nắng, thoáng, cao ráo.
+Phun
các loại thuốc trừ các loại môi giới truyền bệnh như bọ phấn, bọ rệp, rầy các
loại bằng các loại thuốc như BI58, TREBON,... khi thấy chúng xuất hiện trong
vườn.
+Chăm
sóc cho đu đủ sau mỗi lần thu hoạch, để cây khoẻ mạnh tăng sức đề kháng .
+Chặt
bỏ và tiêu huỷ những cây bị bệnh nặng để tránh lây lan cho các cây khác.
Làm lùn đu đủ để năng suất, thu nhập tăng cao
Rễ đu đủ là loại yếu
mềm, giòn, là một trong những cây sợ úng nhất trong các loại cây ăn trái ở nước
ta nên khi trồng cần chú ý các biện pháp chống úng. Trước hết là việc đào mương
rộng để có đủ đất đắp luống cao cách mực nước ngầm khoảng 60 - 70cm; mặt luống
có hình mui luyện, tạo thoát nước, không để nước đọng khi có mưa lớn và kéo
dài. Không đi lại nhiều trong vườn đu đủ đang bị ngập nước, vì như vậy sẽ làm
cho cây nhanh chết.
Đu
đủ có quả quanh năm nên cần phải bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi
hoa, quả. Ngoài việc bón lót trước khi trồng, cần bón thúc cho cây 3 lần trong năm đầu. Lần 1, sau trồng 4 - 6 tuần; lần
2, khi cây ra hoa kết quả; lần 3, khi quả lớn. Lượng phân bón cho 1 cây như
sau: Năm thứ 1, phân chuồng 10 – 15kg + 0,3 - 0,5kg urê + 0,5 – 1kg lân super +
0,2 - 0,3kg kali sulfat. Năm thứ 2, phân chuồng 15 – 20kg + 0,3 - 0,4kg urê + 1
- 1,5kg lân super + 0,3 - 0,4kg kali sulfat.
Các
thời kỳ bón cho cây thường sau trồng 1,5 - 2 tháng hoặc vào đầu mùa mưa (năm
thứ 2) bón toàn bộ phân chuồng, 30% lân, 30% đạm. Khi cây ra hoa, 30% đạm, 30%
lân và 50% kali. Sau khi thu quả lứa đầu (sau trồng khoảng 7 - 8 tháng) bón 20%
đạm, 40% lân, 20% kali. Khi bón phân cần xăm đất, rải phân kết hợp với vun gốc
lấp phân cho cây. Cũng có thể chia lượng phân ra bón nhiều lần. Các đợt bón kết
hợp với làm cỏ vun gốc cho cây.
Cây đu đủ thường có thân
cao từ 3 – 10m, không có cành nhánh. Để hạn chế chiều cao cho dễ hái trái, ở
các nước như Thái Lan, Malaysia, Đài Loan... có kinh nghiệm trong việc áp dụng
biện pháp kỹ thuật làm cây đu đủ lùn như sử dụng giống lai, thực hiện việc uốn
cong cây và ghép cây.
Những
kinh nghiệm này đã được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam thử nghiệm
thành công ở nước ta. Với phương pháp này thì các cây con được trồng trên luống
cao 30 – 40cm, rộng từ 1 - 1,2m. Khi cây con cao khoảng 30cm thì bắt đầu tiến
hành uốn cong cây, làm cho phần thân gần gốc tạo thành một góc khoảng 300
so với mặt luống.
Chú
ý: Uốn cong từ từ, tránh làm gãy thân, xước vỏ, dùng cọc và dây mềm để buộc cố
định cho đến khi cây phát triển ổn định. Với phương pháp này có thể làm cho cây
có dạng thấp, ít tốn công chăm sóc, thu hái và đặc biệt có thể tăng được mật độ
trồng nên năng suất và lợi nhuận cũng tăng.
Bệnh xoăn lá đu đủ và cách phòng ngừa
Nhiều cây đu đủ ở chỗ chúng tôi thường bị hiện tượng như
sau: lá nhăn nheo, xanh vàng loang lổ. Những lá non trên ngọn nhỏ dần, nhăn
phồng và biến thành màu vàng. Xin cho biết đó là bệnh gì? Có cách nào để chữa
trị bệnh này?
Để các bạn dễ so sánh, phân biệt chúng tôi xin nêu ra hai loại bệnh:
1. Bệnh đốm vòng (Papaya
Ringspot Virus), còn gọi là bệnh đốm hình nhẫn: Đây là một bệnh rất phổ biến trên
cây đu đủ ở nước ta, cùng với bệnh khảm chúng được coi là một trở ngại lớn nhất
cho nghề trồng đu đủ (và cả nhiều nước khác). Có thể nói ở đâu có trồng đu đủ
là ở đó có bệnh này. Bệnh do siêu vi trùng Papaya Ringspot Virus gây ra. Bệnh
có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, trái đến thân và cuống
lá.
Siêu vi trùng gây bệnh
không truyền qua hạt giống, chúng lây bằng hai cách: Một là do tiếp xúc cơ giới
(thông qua các vết thương cơ giới do trong quá trình canh tác con người vô ý
tạo ra, do mưa gió gây xây sát hay do côn trùng hay động vật khác.). Hai là do
côn trùng môi giới, chủ yếu là các lòai rệp thuộc họ Aphididae như Aphis
gossipii, Aphis crasivora, đặc biệt là rệp đào (Myzus persicae), loài rệp này
cũng thường gây hại nhiều cho các loại rau cải, bầu, bí, mướp, dưa… Bệnh lây
lan rất nhanh, nhất là những cây được 5-6 tháng tuổi trở đi.
2. Bệnh khảm: Do siêu vi trùng
Papaya Mosaic Virus gây ra. Giống như đốm vòng, bệnh khảm cũng là một bệnh rất
phổ biến trên cây đu đủ. Ban đầu phiến lá có nhiều vết xanh, vàng lẫn lộn. Nếu
bệnh nặng lá biến dần sang mầu vàng, nhỏ lại, biến dạng, số thùy lá gia tăng,
nhăn nheo, lá già bị rụng nhiều,chỉ chừa lại chùm lá non bị khảm vàng trên
ngọn. Trái rất nhỏ, bị biến dạng, chai sượng, trên chùm trái thường có một số
trái chảy nhựa thâm xanh lại thành vệt dọc. Trên thân (chủ yếu là phần còn non
trên ngọn) và cuống lá có nhiều vết thâm xanh chạy dọc theo chiều dọc của thân,
cuống lá .
Bệnh
khảm cũng không truyền qua hạt giống, mà lây lan qua các vết thương cơ giới và
qua môi giới truyền bệnh là một số loài rệp thuộc họ Aphididae (như đã nêu ở
phần bệnh đốm vòng). Cây con mới trồng cũng có thể bị nhiễm bệnh, nhưng thường
thấy bệnh xuất hiện và gây hại ở cây 1-2 năm tuổi trở đi.
Biện pháp phòng trị
Hiện nay chưa có biện pháp hữu hiệu nào trong
việc chữa trị đối với hai loại bệnh do siêu vi trùng trên đây gây ra cho cây đu
đủ, vì thế các bạn nên áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây để hạn chế tác
hại của bệnh:
-Chọn cây giống khỏe không có triệu chứng đã bị
nhiễm hai loại bệnh trên để trồng.
-Theo dõi, phát hiện và chặt bỏ sớm những cây đã
bị bệnh đem tiêu hủy.
-Thường xuyên làm sạch cỏ dại trong vườn đu đủ.
-Không nên trồng xen các loại rau cải, bầu bí,
mướp…trong vườn đu đủ. Hạn chế việc làm cho cây bị sây sát tạo vết thương cơ
giới cho siêu vi trùng xâm nhập.
-Chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt,
khỏe mạnh giúp cây chống đỡ với bệnh được tốt hơn.
-Có thể phun xịt bằng một trong các loại thuốc
sau đây để tiêu diệt côn trùng môi giới truyền bệnh như: Supracide, Suprathion,
Bi58, Trebon, Bassa, Applaud… (sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc). Đu đủ rất
dễ bị cháy lá bởi các loại thuốc nhũ dầu, vì thế không được pha thuốc đậm đặc
như tập quán bà con ta vẫn thường làm mà chỉ nên phun xịt thuốc vào lúc chiều
mát.
Những tác dụng tuyệt vời của đu đủ đối với sức
khỏe
Đu
đủ là một trong những cây ăn trái được trồng phổ biến. Không chỉ cung cấp nguồn
thực phẩm bổ dưỡng, đu đủ từ lâu còn được xem là dược liệu đáng quý.
Đu
đủ có tên khoa học Carica papaya L., thuộc họ đu đủ (Caricaceae). Chúng là cây
đa tính: các cây đực có hoa đực và hoa lưỡng tính, cây cái có hoa cái và hoa
lưỡng tính. Trái kết từ hoa cái thường tròn, khoảng rỗng trong trái to, thịt
mỏng, nhiều hạt.
Đu đủ từ lâu đã được cho
là một dược liệu đáng quý
Còn
các trái kết từ hoa lưỡng tính thì dài hình quả lê, có khi có những trái dị
dạng do số lá noãn không phải là năm như bình thường mà chỉ có 2 hoặc 3, có khi
đến 9 – 10 lá noãn hợp lại thành bầu một ô; thịt dày và chứa ít hạt.
Thuốc hay đa dụng
Hạt
đu đủ ép có thể chiết xuất 25% một loại dầu thực phẩm. Trong y học hiện
nay, người ta dùng nhiều nhất là nhựa đu đủ làm khô mà thành phần chính là
papain, một hoạt chất có rất nhiều tác dụng (tiêu hoá protid, biến đổi các chất
có albumin thành pepton; còn làm dễ tiêu hoá và giải độc…)
Người
bệnh loét dạ dày, kém ăn, dùng đu đủ xanh nấu chín với thịt gà, ăn cách ngày
trong vài tuần. Bị chấn thương bầm giập, dùng ngay trái đu đủ xanh xẻ đôi, đổ
vào ly rượu trắng và đặt lên bếp nấu cho chín, đem ra áp lên vết thương, có thể
bóp nát rồi băng lên.
Trái đu đủ chín có vị ngọt, rất bổ, ăn nhiều thì
nhuận tràng, giúp tiêu hoá các chất thịt, các chất albumin. Những người táo bón
nên ăn nhiều để thông đại tiện; nếu ăn nhiều thịt, trứng và thức ăn nhiều đạm,
thì nên ăn đu đủ tráng miệng vừa làm thuốc tiêu thực tốt.
Hoa
đu đủ được nấu lên dùng làm thuốc hạ sốt, chữa ho (phối hợp với các vị thuốc
khác, hấp đường) và cũng dùng trị giun.
Để trị giun kim, dùng
vài miếng đu đủ buổi sáng sớm, ăn lúc đói, liên tục 3 – 4 ngày. Lá đu đủ nấu
nước dùng tẩy sạch vết máu ở vải và các vết loét, vết thương, sát trùng. Rễ đu
đủ dùng chữa rắn cắn (rửa sạch nhai nuốt nước, lấy bã đắp).
Thức ăn bổ dưỡng
Trái đu đủ khi còn xanh
cũng có nhiều công dụng: dùng nấu thịt (nhất là thịt ba rọi) cho chóng nhừ,
luộc ăn, dùng muối dưa, làm mứt… Đu đủ xanh sống có tác dụngtiêu mạnh
nhưng ăn nhiều thì xót ruột (do đó người đau dạ dày nên kiêng ăn). Lá đu đủ gói
thịt trong vài giờ sẽ làm cho thịt mềm nhanh.
Người ta trồng lấy đu đủ
chín làm thức ăn bổ dưỡng. Trong 100g ăn được của đu đủ chín có: nước 87,1%;
protein 0,5%; lipid 0,1%; đường tổng số 11,8%, các vitamin B1 0,03mg; tương
đương vitamin A 710microgram, vitamin C 73mg; vitamin B2 0,05mg, vitamin P
0,4mg; các chất khoáng: calcium 24mg, phosphor 22mg, sắt 0,7mg, natrium 4mg,
kalium 221mg. 100g đu đủ cung cấp cho cơ thể 45 calo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét