Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

CÁCH NẤU MÓN GIẢ CẦY NGON ĐÚNG VỊ

Không dấu gì các bạn, giả cầy là một trong những món khoái khẩu của cả nhà mình (trong đó mình và ox là hai fan ruột). Có rất nhiều cách, công thức nấu giả cầy cũng như nhiều người biết nấu giả cầy. Nhưng để có thể khơi dậy được hương vị đặc trưng và độ “quyễn rũ” của món ăn tuyệt vời này thì không phải ai cũng biết.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Cách nấu canh cá với mẻ

Cách nấu canh cá với mẻ dưới đây sẽ cho bạn có một món canh cực kỳ hấp dẫn thơm ngon, thanh mát tuyệt vời và cực kỳ bổ dưỡng. Cuối tuần rồi, bạn có thể làm món này để đãi cả nhà.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

BÍ QUYẾT NẤU ĂN QUA CA DAO

Nấu ăn là công việc thường nhật của mỗi gia đình và là công việc quen thuộc của tất thảy chị em và mọi người. Việc nấu ăn từ xa xưa đến nay được con người nhìn nhận một cách toàn diện: không chỉ là việc làm vất vả khó nhọc mà còn là niềm vui, niềm hạnh phúc, là cả một sự sáng tạo.

CÁCH LÀM RUỐC THỊT BẰNG MÁY SINH TỐ

Nếu bạn băn khoăn về chất lượng và an toàn vệ sinh khi mua ruốc (chà bông) ở chợ vậy thì hãy tự tay làm ruốc thịt cho gia đình mình. Hãy quên vụ giã, đánh tơi bằng tay nhé, làm như vậy đảm bảo bạn sợ món này luôn không bao giờ dám làm lại lần thứ hai vì mỏi tay mà mất công lắm. Mình dùng máy sinh tố, đảm bảo các tiêu chuẩn nhanh gọn- ngon - đẹp - tiết kiệm- an toàn. Cùng làm nào!

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Nhật ký trồng rau

Chuẩn bị đất, giống, phân bón rồi hì hục trồng, tưới, và cả ngắm... mỗi ngày nữa. cuối cùng chúng lớn. Ngắm thôi đã thấy thích, thưởng thức càng tuyệt vời hơn.
Đây là em của ngày hôm qua
Và đây là em của ngày hôm nay kaka


Và đây là các bạn của em ấy, nhân tiện khoe luôn



Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Trồng rau mau lớn ko dùng thuốc

Tiếp về cách trồng rau nhanh lớn không dùng thuốc. Xin cập nhật két quả sau 10 ngày đây ạ. Hôm nay rau đã xanh va lớn hơn nhiu. Mong bạn ăy sớm ra củ

Em cải thảo dưới này thì phổng lắm rùi nè



Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

cách trồng và chăm sóc đu đủ

Sau khi trồng được mấy cây đu đủ và đợi đến ngày có trái, cảm giác thật tuyệt. Được ăn trái đu đủ ngon tuyệt và hoàn toàn yên tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm là cảm giác rất vui và phấn khích. 

cách phân biệt đu đủ đực và đu đủ cái, đu đủ lưỡng tính

Sau thời gian bỏ công chăm sóc, cuối cùng cây đu đủ cũng ra hoa, lúc đó chúng ta mới phát hiện ra là cây đu đủ đực thì thật là tệ phải ko? Tuy hoa đu đủ đực cũng có nhiều công dụng, nhưng coi như mục tiêu “trồng cây đợi ngày hái quả” của chúng ta coi như phá sản

          Vậy chúng ta phải phân biệt cây đu đủ đực và đ đủ cái như thế nào để khỏi lâm vào hoàn cảnh trên. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chọn đu đủ

Đu đủ là loại cây ăn trái dễ trồng, mau cho trái và có hiệu quả kinh tế cao. Đu đủ nhân giống chủ yếu bằng hạt vì nhanh, rẻ và tiện lợi. Tuy nhiên, lấy hạt từ một cây đu đủ mẹ đem gieo thì được 3 nhóm cây: cây đực, cây cái và cây lưỡng tính. Cây lưỡng tính có các đặc tính mong muốn về sản lượng, chất lượng như trái dài, cơm dày; ngược lại cây cái cho dạng trái tròn, cơm mỏng, hột nhiều, năng suất thấp. Vì thế để có một vườn đu đủ trái dài, năng suất cao đòi hỏi người trồng đu đủ phải quan tâm chăm sóc ngay từ khi gieo hạt, quan trọng nhất là khâu chọn cây con.


Đu đủ thường có ít nhất 3 loại hoa:

- Cây cái: là cây thường cho ra hoa cái, hoa cái chỉ có bầu noãn màu trắng và trên có nướm chia thành 3 chia, không có các bao phấn đực màu vàng bao chung quanh nướm. Cây cái sẽ cho trái tròn.

- Cây lưỡng tính: là cây thường cho hoa có cả bộ phận đực và cái trên cùng một hoa nên gọi là hoa lưỡng tính, hoa cũng có một bầu noãn màu trắng và chung quanh được bao bọc bằng các bao phấn nhụy đực màu vàng, cây lưỡng tính sẽ cho trái dài.

- Cây đực: là cây thường cho toàn hoa đực, hoa không có bầu noãn, cọng hoa rất dài, không cho trái nhưng thỉnh thoảng cũng cho một vài trái rất nhỏ do hiện tượng trinh sinh quả, thường không hiệu quả trong sản xuất.

Để trồng đu đủ có trái dài, nên chú ý thực hiện các bước như sau:

- Khi gieo hạt, chọn những hạt to, nặng và chìm khi thả trong nước để có cây con tốt, sau đó đưa cây con ra bầu để dưỡng thêm một thời gian, đem trồng mỗi mô hai bầu. Sau khi trồng 2,5-3 tháng (tùy theo mùa) thì cây ra hoa. Bóc những hoa đầu tiên ra xem, nếu hoa chỉ có duy nhất một bầu noãn thì đó là cây cái sau này sẽ cho trái tròn, năng suất thấp là vì cần phải có sự thụ tinh chéo (lấy phấn đực từ phấn hoa của các cây khác) nên khó đậu trái, trái nào đậu được thì to, tròn, nhiều hạt, cơm mỏng. Số còn lại bầu noãn phát triển thành trái theo lối trinh quả sinh, tức là bầu noãn phát triển thành trái không cần thụ phấn của các hoa khác, trái thường nhỏ, do đó năng suất cây cái rất thấp so với cây lưỡng tính.

- Quan sát hoa đầu tiên thấy hoa có bầu noãn được bao bọc bởi các túi phấn hoa đực màu vàng thì đó là cây lưỡng tính, sau này sẽ cho trái dài. Cây lưỡng tính rất dễ đậu trái, năng suất cao. Trên một mô, nên chọn để lại cây lưỡng tính, nếu mô nào không có cây lưỡng tính thì nên tìm cây lưỡng tính ở những mô khác thế vào.

- Nếu thực hiện được các bước trên một cách tỉ mỉ thì sẽ chọn được từ 98%-100% cây trái dài. Chú ý: khảo sát hoa sớm để kịp thời loại bỏ cây cái và cây đực, tránh cạnh tranh dinh dưỡng

* Bón phân:

Cây đu đủ đời sống ngắn, sản lượng cao, ra hoa, trái quanh năm vì vậy đòi hỏi về phân rất lớn. Sử dụng lượng phân như sau (bón cho 1cây/năm): phân chuồng: 3-5 kg, phân urê: 200-300 gr, Super lân: 500-600 gr, KCl: 200-300 gr. Đu đủ chín quanh năm nên phân bón chia làm nhiều đợt bón khoảng 3-4 lần. Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali. Bón đủ kali sẽ làm tăng chất lượng, đu đủ ngọt, giòn. Rễ đu đủ ăn nông, rất sợ bị chạm rễ, khi bón phân tốt nhất là rắc phân lên mặt đất, sau đó phủ rác, đất vụn lên trên (bùn phơi khô càng tốt).

* Tưới nước:

Mặc dù nhu cầu nước của đu đủ rất cao nhất là giai đoạn ra hoa, đậu trái nhưng đu đủ rất mẫn cảm với sự úng nước. Vì thế, khi tưới nước không nên tưới quá đẫm, cây bị úng, rễ bị thối đưa đến chết cây. Tủ gốc là một công việc rất quan trọng vừa để giữ ẩm vừa hạn chế cỏ dại. Khi cây đu đủ đã lớn khoảng 6 tháng tuổi trở lên, không nên cuốc xới sẽ dễ làm đứt rễ.

* Phòng trừ sâu bệnh:

Một số sâu bệnh phổ biến trên đu đủ như giai đoạn cây con thường bị bệnh thối rễ; giai đoạn cây lớn nhiễm bệnh virus đốm vòng, bệnh thán thư trái, nhện đỏ, rầy mềm, rệp sáp… phải thăm vườn thường xuyên, phát hiện sớm sâu bệnh, phòng trừ kịp thời.